ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Khách hàng mong muốn được tư vấn về vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam. Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật Keypoint cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam, cũng như quy trình pháp lý và hồ sơ cần thiết của dịch vụ trên.

NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sửa đổi bổ sung năm 2009;
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
2. Keypoint xin tư vấn cho quý khách hàng vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam:
2.1. Chủ thể được quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 bao gồm các chủ thể sau:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
– Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
2.2. Một số lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.
Nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Và có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Thứ hai, tên nhãn hiệu gồm một hoặc nhiều từ thì phải đảm bảo rằng các từ ngữ đó phải dễ đọc, dễ viết, dễ phát âm, dễ nhớ và phù hợp với mục đích quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông.
Thứ ba, doanh nghiệp không được đặt tên nhãn hiệu có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy các quốc gia, biểu tượng cờ, tổ chức chính phủ, tổ chức quốc tế, đoàn thể, nhân vật lịch sử,…
2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam.
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Để tra cứu nhãn hiệu tức là cần xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mới so với nhãn hiệu đã được nộp vào cục Sở hữu Trí tuệ trước đó và xem xem nhãn hiệu này có khả năng đăng ký được hay không và khả năng đăng ký được bao nhiêu phần trăm? Việc tra cứu là
không bắt buộc nhưng lại quan trọng đối với chủ sở hữu để chắc chắn khả năng đăng ký nhãn hiệu. Thứ nhất, triển khai việc tra cứu, xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mà Khách hàng dự định muốn đăng ký bằng việc tra cứu, đối chiếu nhãn hiệu đó trên nguồn thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ. Để tra cứu được bước này, cần xác định được phạm vi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền mà Khách hàng muốn hướng tới. Tức là cần phân nhóm cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà Nhãn hiệu muốn được bảo hộ độc quyền.
Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhómhàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Do đó, khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng tăng mức phí đăng ký.
Thứ hai, triển khai tra cứu chuyên sâu, xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu mà Khách hàng dự định muốn đăng ký bằng việc tra cứu chuyên sâu, tra cứu và tham vấn ý kiến của những chuyên gia thẩm định nhãn hiệu cấp cao để đưa ra các khuyến nghị về khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Việc triển khai công tác này có độ chính xác cao hơn do kinh nghiệm và trải nghiệm của Chuyên gia thẩm định mang lại sự tư vấn chính xác cao hơn cho việc nhãn hiệu có khả năng đăng ký được hay không.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Giấy uỷ quyền;
– 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm)
– Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu.
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
– Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Bước 3: Nộp hồ sơ đang ký thương hiệu độc quyền và theo dõi kết quả tại Cục Sở hữu trí tuệ
Quy trình tư vấn
– Giai đoạn 1 : Giai đoạn chấp nhận hình thức.
Sau khi nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền, trong vòng 01 tháng tính từ ngày nộp đơn, đơn vị tiếp nhận đơn sẽ tiến hành kiểm tra hình thức của đơn và ra quyết định có chấp nhận đơn hay không.
– Giai đoạn 2: Công bố đơn
Đơn sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện về hình thức và được chấp nhận, sau một khoảng thời gian nhiều nhất là 02 tháng cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện công bố đơn lên công báo sở hữu công nghiệp theo như quy định của luật sở hữu trí tuệ.
– Giai đoạn 3: Thực hiện thẩm định nội dung đơn Sau khi công bố đơn hợp lệ, cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định nội dung trong đơn như mẫu thiết kế, các giấy tờ tài liệu có liên quan có phù hợp và chính xác với thực tế hay không. Khoảng
thời gian để thực hiện giai đoạn này là 06 tháng kể từ ngày kết thúc giai đoạn 2.
– Giai đoạn 4: Cấp văn bằng bảo hộ
Quá trình thẩm định kết thúc, cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho bên nộp đơn về quyết định
cấp văn bằng độc quyền nhãn hiệu bằng văn bản. Trường hợp quyết định không cấp văn bằng
sẽ được nêu rõ lý do cho đơn vị tiến hành sửa đổi, bổ sung. Đơn vị hoàn thành các nghĩa vụ về
phí trước khi nhận văn bằng. Khoảng thời gian diễn ra trong vòng 01 tháng kể từ ngày cấp văn
bằng.
Như vậy, theo quy định thông thường thì thời gian để được cấp văn bằng là 9 tháng theo quy
định của Luật. Tuy nhiên, khoảng thời gian thực tế có thể kéo dài do các lý do: giai đoạn 1
hình thức của đơn đăng ký chưa đạt, đơn chưa được chấp nhận hình thức ngay sau nộp và cần
phải bổ sung hoặc sửa chữa những nộp dung của đơn để được chấp nhận hình thức; giai đoạn 3
trong quá trình thẩm định nội dung phát sinh các phản đối đơn, và các phản biện, phúc đáp cho
đơn đó để bảo vệ quan điểm đăng ký ban đầu; đồng thời không loại trừ lý do, số lượng đơn
nhiều, tồn đọng và tính phức tạp của đơn, sự thay đổi phân công công tác, điều động luân
chuyển công tác của các bộ trong Cục Sở hữu Trí tuệ dẫn đến thời gian thực tế được cấp Văn
bằng (Kết quả của thủ tục hành chính) có thể kéo dài hơn dự kiến.
Tuy nhiên, điều đặc biệt lưu ý là: Thời gian hiệu lực của văn bằng (kết quả) được tính từ ngày
ưu tiên (ngày nộp đơn đầu tiên). Chính vì lẽ đó, cho nên việc thực hiện bước 1 – tra cứu nhãn
hiệu, xác định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu là cực kỳ quan trọng. Việc này giúp tiết
kiệm chi phí, và yên tâm hơn sau khoảng thời gian chờ đợi, Khách hàng thường sẽ nhận được
kết quả như mong đợi ngay từ thời điểm nộp đơn đăng ký hoặc ít nhất cũng tương tự sự mong
đợi của Khách hàng hoặc và biết trước những ưu nhược điểm mà có nhãn hiệu ban đầu, ý
tưởng hoặc và dự định của mình có tính khả thi hay không.
Bước 4: Nhận kết quả đăng ký nhãn hiệu

Related Posts

Leave a Reply