Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm trên trang taobao.com
Một trong nhưng kênh bán hàng phổ biến nhất hiện nay là bán hàng online. Trang website thương mại lớn nhất Trung Quốc và là top 10 những trang bán hàng online lớn nhất trên thế giới là trang taobao.com thuộc vào tập đoàn Alibaba của người sáng lập Jackma. Khi bạn tham gia vào bán hàng trên trang taobao.com thì bước đầu tiên là bạn nên đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cũng đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong.
Trang website thương mại điện từ lớn nhất Trung Quốc ( China)
https://world.taobao.com/ – Taobao là trang thương mại điện tử (TMĐT) bán lẻ của tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Trang web hoạt động dưới hình thức kinh doanh từ người tiêu dùng tới người tiêu dùng (C2C) bằng cách xây dựng lên một không gian bán hàng trực tuyến cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân tham gia. Từ khi thành lập cho đến nay, Taobao đang phủ sóng lên không chỉ tại Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan mà còn vươn xa sang cả các quốc gia khác.
Ước tính trong tháng ba năm 2013 có khoảng 760 triệu sản phẩm được giới thiệu, khiến Taobao trở thành một trong top 10 trang web được truy cập nhất thế giới theo đánh giá của Alexa. Hầu hết tất cả những mặt hàng mà bạn mong muốn tìm kiếm đều có thể tìm thấy ở đây và order hàng taobao được cả khách hàng lẫn người bán công nhận là một mảnh đất màu mỡ để khai thác và trải nghiệm những cảm giác mua sắm tuyệt vời.
Ra đời vào năm 2003, Taobao mang sứ mệnh to lớn là hạn chế sự phát triển quá mạnh của eBay khi đó. Tuy nhiên, thành công của Taobao đã vượt ngoài mong đợi bởi chỉ 3 năm sau nó đã đánh bật eBay và vươn lên trở thành website thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Hiện nay, hàng hóa trên Taobao đang chiếm lĩnh tới hơn 80 % thị phần hàng hóa của thương mại điện tử Trung Quốc với hàng triệu sản phẩm và hàng nghìn cửa hàng… Nó đã trở thành cái tên thân quen đối với tất cả những tín đồ mua sắm cũng như là sở thích đam mê của rất nhiều người.
Mặc dù, hoạt động theo mô hình bán lẻ C2C giúp khách hàng lẻ có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm, hàng hóa mà mình yêu thích. Song đa phần nhà cung cấp trên Taobao là nhà buôn, xưởng sản xuất lớn của Trung Quốc, nên trang web này vẫn cung cấp hàng hóa cho những khách hàng trong và ngoài nước muốn nhập hàng số lượng lớn về kinh doanh.
Một số sản phẩm được bán trên Taobao.com là gì?
- WA: Thời trang nữ
- FA: Phụ kiện nữ
- WB: Túi ví nữ
- WS: Giày dép nữ
- MA: Thời trang nam
- MAMS: Giày dép nam
- MASO: Thể thao du lịch
- WTCH: đồng hồ
- KID: Thời trang trẻ em
- ELMT: Điện thoại – Phụ kiện
- ELCE: Thiết bị điện tử
- ELCL: Máy tính – Laptop – Phụ kiện
- ELCA: Máy ảnh – Phụ kiện
- ELHA: Điện gia dụng
- COS / FM: Sức khỏe sắc đẹp
- MKBC / MKBM: Mẹ & bé
- HC: Giặt giũ nhà cửa
- GRO: Bách hóa online
- PET: Chăm sóc thú cưng
- HL: Nhà cửa đời sống
- AU: Ô tô – Xe máy
- TOY: Đồ chơi
- BM: Nhà sách online
Đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì các chủ thể luôn muốn tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô, mở rộng thị trường của mình để thu được nhiều lợi nhuận. Một trong những phương thức được các chủ thể kinh doanh lựa chọn đó là đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Như vậy, khi doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các quốc gia nhưng vẫn có thể bảo hộ được sản phẩm của mình khỏi các hành vi cạnh tranh, xâm phạm từ các chủ thể khác.
Thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn, giàu tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mở rộng thị trường của mình. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc là cần thiết để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường, giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác, ngăn chặn hành vi làm hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của doanh nghiệp trên thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, việc nhãn hiệu được bảo hộ tại thị trường Trung Quốc còn mang lại thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp khi tiến hành chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu.
Khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc, doanh nghiệp cần lưu ý nhãn hiệu không được bảo hộ tại Trung Quốc gồm những dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung Quốc và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Trung Quốc, của nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc cần phải cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết sau.
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc;
- Mẫu nhãn hiệu hàng hóa;
- Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (nếu có);
- Lệ phí;
- Giấy ủy quyền có công chứng (trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện của công ty Luật KeyPoint).
Tiến trình đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc cụ thể như sau:
- 02- 03 tháng kể từ ngày nộp đơn, cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc sẽ ra Thông báo xét nghiệm hình thức (Thông báo này là Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, nếu như hồ sơ đăng ký nhãn hiệu không có sai sót nào về mặt hình thức);
- 02 tháng kể từ ngày nhận được quyết định chấp nhận đơn hợp lệ sẽ đăng trên công báo sở hữu công nghiệp.
- 10 – 12 tháng kể từ ngày đăng công báo sở hữu công nghiệp, cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung;
- Sau 02-03 tháng kể từ ngày có Thông báo Kết quả xét nghiệm nội dung trong đó nêu rõ nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá sẽ được cấp cho người nộp đơn.
Tuy nhiên thời gian nói trên không bao gồm thời gian bổ sung các công văn giấy tờ thiếu xót (nếu có) và các khiếu nại trong quá trình nộp đơn (các công văn hay các đơn từ khiếu nại phải có xác nhận của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc xác nhận).
Ngoài ra thời gian có thể có thời gian còn phụ thuộc tiến trình xét nghiệm của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc, và thời gian để người nộp đơn sửa chữa, bổ sung những thiếu sót về mặt hình thức của đơn đăng ký hoặc có công văn khiếu nại đối với Thông báo xét nghiệm nội dung không hợp lý của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Trung Quốc.
Quý khách hàng có thể tham khảo dịch vụ của công ty Luật KeyPoint về đăng ký nhãn hiệu tại một số quốc gia như sau:
- Thực hiện việc tra cứu và thông báo cho quý khách hàng bằng văn bản kết quả tra cứu nhãn hiệu tại Trung Quốc;
- Soạn thảo hồ sơ và thay mặt chủ sở hữu nhãn hiệu trực tiếp nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc;
- Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn;
Quy trình đăng ký nhãn hiệu:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn
- Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng.
- Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng là Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ.
- Các đơn vị tư vấn là Đại diện Sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng nhãn hiệu thành công khi đăng ký.
- Các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phản đối đơn, từ chối đơn của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có chức năng ký đơn thay cho chủ đơn và đại diện chủ đơn làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.
- Công ty luật KeyPoint là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.
Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
- Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu là các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.
- Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu
Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu
- Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
- Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
- Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
- Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.
Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật KeyPoint :
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.
Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ
- Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.
- Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ KeyPoint tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
- Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;
- Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu luật sư KeyPoint sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật KeyPoint sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.
Tra cứu chuyên sâu
- Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.
- Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.
- Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.
- Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.
- Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí đăng ký như sau:
Lệ phí nộp đơn đăng ký cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
Đối với đơn có 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ có gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trở xuống:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn; Lưu ý: Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã thực hiện giảm 50% các loại lệ phí nộp đơn khi đăng ký cụ thể như sau: Lệ phí nộp đơn cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ từ 150.000 đồng giảm còn 75.000 đồng.
- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
- Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.
Lệ phí nộp đơn gồm nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm: 550.000 đồng;
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ tăng thêm: 180.000 đồng;
- Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm phí công bố thông tin cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000 đồng.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
- Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 6: Công bố đơn
- Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
- Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 7: Thẩm định nội dung đơn
- Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
- Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng (năm 2021 do dịch bệnh lệ phí cấp văn bằng bảo hộ từ 120.000 đồng còn 60.000 đồng cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ).
- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
- Phí công bố: 120.000 đồng/
- Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm. Lưu ý: Năm 2021 được giảm còn 50.000 đồng/nhóm tăng thêm.
Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
- Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
- Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.