Cá nhân có được đăng ký nhãn hiệu hay không?
Để một nhãn hiệu được bảo hộ thì không chỉ có điều kiện về nhãn hiệu mang đi bảo hộ mà còn có điều kiện khách đó là quyền đăng ký nhãn hiệu. Thông thường, chủ yếu là các doanh nghiệp đi đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ kinh doanh của mình. Tuy nhiên cơ chế bảo hộ nhãn hiệu không bị giới hạn ở việc chủ sở hữu (chủ đơn đăng ký), cá nhân hoàn toàn có quyền đăng kí nhãn hiệu cho mình theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
- Tổ chức,cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức,cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó
Như vậy theo quy định của pháp luật, không phân biệt cá nhân, hay tổ chức mới là chủ thể có quyền nộp đơn. Miễn là hàng hóa, dịch vụ đó do cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thì có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Thậm chí ngay cả trong trường hợp cá nhân đó chưa thành lập công ty thì vẫn đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu mà cá nhân cần chuẩn bị bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo danh sách hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp sử dụng dịch vụ;
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn;
- Tài liệu khác (áp dụng trong từng trường hợp cụ thể).
Sau khi nộp đơn thành công thì đơn đó sẽ được trải qua quá trình thẩm định hình thức và thẩm định nội dung đơn. Nếu đơn hợp lệ thì sau từ khoảng 12-18 tháng sẽ được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Mọi thông tin liên quan đến hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật KeyPoint để được tư vấn chi tiết!