CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI XÁC ĐỊNH LẠI PHẦN VỐN GÓP CỦA THÀNH VIÊN CÔNG TY TNHH

Các trường hợp phải xác định lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH, đây là vấn đề được rất nhiều quý bạn đọc quan tâm. Bởi lẽ, trong quá trình hoạt động công ty TNHH có thể thay đổi tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong công ty. Trong trường hợp đó đòi hỏi công ty TNHH phải xác định lại phần vốn góp của các thành viên. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

Các trường hợp phải xác định lại vốn góp của thành viên công ty TNHH

Mua lại phần vốn góp

Căn cứ vào Điều 51 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về mua lại phần vốn góp như sau:

Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:

  • Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
  • Tổ chức lại công ty;
  • Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.

Chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ vào Điều 52 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về việc chuyển nhượng phần vốn góp như sau:

Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

  • Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
  • Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.

Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.

Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt

Căn cứ tại Điều 53, Luật doanh nghiệp 2020 thì tỷ lệ phần vốn góp còn có thể bị thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt như:

  • Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty.
  • Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì quyền và nghĩa vụ của thành viên được thực hiện thông qua người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện.
  • Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;

Người được tặng cho theo quy định tại khoản 6 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;

Thành viên công ty là tổ chức giải thể hoặc phá sản.

  • Trường hợp phần vốn góp của thành viên công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:

Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty;

Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

  • Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây: Trở thành thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;; Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
  • Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.
  • Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án

Thủ tục thay đổi tỷ lệ vốn góp trong công ty TNHH

Hồ sơ

Căn cứ quy định tại Nghị định 01/2021, hồ sơ gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Danh sách thành viên công ty TNHH thành viên trở lên (Phụ lục I-6 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

Nơi tiếp nhận hồ sơ

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Hoặc nộp hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên giấy, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục thay đổi vốn góp trong công ty TNHH

Tư vấn, lên phương án giải quyết sự vụ cho thân chủ

  • Để đảm bảo quá trình thực hiện thủ tục thay đổi vốn góp trong công ty TNHH được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Luật sư sẽ tư vấn phương án và dự liệu kế hoạch về thời hạn thực hiện thủ tục và các khoản chi phí cần phải nộp theo quy định của pháp luật.
  • Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi điều chỉnh tỷ lệ vốn góp.
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh cho công ty.

Soạn thảo toàn bộ đơn từ, văn bản trong quá trình giải quyết sự vụ

  • Soạn thảo hồ sơ pháp lý cho công ty TNHH liên quan đến nội dung điều chỉnh theo quy định của pháp luật và thông tin doanh nghiệp cung cấp;
  • Soạn thảo biểu đơn, công văn, đơn từ trong quá trình thực hiện thủ tục điều chỉnh tỷ lệ vốn góp
  • Soạn thảo hồ sơ, các tài liệu liên quan để thay đổi tỷ lệ vốn góp trong công ty TNHH

Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp với tư cách đại diện ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền lợi hợp pháp

  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện các thủ tục để thay đổi tỷ lệ vốn góp tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan nhà nước về các vấn đề liên quan đến hồ sơ để được điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
  • Thay mặt khách hàng trực tiếp nộp, nhận kết quả, bổ sung kết quả tại cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời nếu cơ quan chức năng có sai phạm trong thủ tục cấp phép thì luật sư của chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng khiếu nại, khởi kiện hành chính đối với các sai phạm này

Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ

Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi gồm các bước:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với vụ việc về pháp luật hình sự cần hỗ trợ giải quyết;

Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng;

Bước 3: Khách hàng và Chuyên tư vấn Luật ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;

Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và đưa ra phương án xử lý theo các phương thức như trên; đồng thời tư vấn cho khách hàng những ưu, khuyết điểm của từng phương án cũng như thực hiện công việc theo thoả thuận.

Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý theo các phương thức trên và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Chúng tôi cam kết sẽ mang lại lợi ích tối ưu cho khách hàng với các tiêu chí:

  • An tâm về chất lượng dịch vụ: Công ty luật có đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao, hiểu biết chuyên sâu về nhiều lĩnh vực. Chúng tôi thực hiện cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối và cập nhật thường xuyên tiến trình thực hiện yêu cầu của quý khách
  • Hiệu quả: Vụ việc được xử lý nhanh gọn, đảm bảo đúng luật, triệt tiêu các rủi ro pháp lý về sau
  • Chi phí rõ ràng, cụ thể, căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc và đảm bảo hỗ trợ tối đa phí theo khả năng tài chính của khách hàng.

Related Posts

Leave a Reply