Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là gì ? Cách phân biệt đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp

Dưới góc nhìn tài chính thì vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment – FPI) là dòng vốn mà các quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu, đôi khi mục đích là để đầu cơ.

Dòng vốn này thường mang tính ngắn hạn, khác biệt với đầu tư trực tiếp nước ngoài có tính chất dài hạn liên quan đến chuyển giao công nghệ. FPI có thể bị ảnh hưởng bởi tỉ suất sinh lợi cao và mục tiêu giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa thị trường. Mức sinh lợi của FPI thông thường dưới hình thức tiền lãi chênh lệch giá hoặc cổ tức. FPI mang lại cho các nhà đầu tư cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách kết hợp các danh mục chứng khoán đầu tư khác nhau trên nhiều thị trường. Đầu tư gián tiếp nước ngoài còn được xem như hoạt động mua lại tài sản tài chính giữa các nước nhằm kiểm soát lợi ích trong các công ti đa quốc gia. FPI với khía cạnh là dòng vốn quốc tế giúp chuyển giao các tài sản tài chính như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu xuyên biên giới quốc tế vì mục tiêu lợi nhuận. Điều này xảy ra khi các nhà đầu tư mua phần vốn không nắm quyền kiểm soát (khi có tỉ lệ vốn góp dưới mức quy định của đầu tư trực tiếp) trong các công ti nước ngoài, mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc chính phủ nước ngoài, chứng khoán ngắn hạn hoặc trung hạn.

 

1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài

Theo Ezirim, FPI là quyết định tài trợ nguồn lực tài chính cho các dự án hay đầu tư chứng khoán ở nước ngoài đi cùng với kì vọng lợi nhuận và thu nhập trong tương lai. Lợi ích của dòng vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá qua nhiều khía cạnh. Còn Anyanwale1 và Ezirim thì cho rang, FPI là một trong những thành phần của đầu tư nước ngoài. FPI liên quan đến việc đầu tư chứng khoán trong nước của một chủ thể nước ngoài hoặc mua chứng khoán nước ngoài của người cư trú. Nghiên cứu của Lipsey2 cho thấy, dòng von FDI có xu hướng ổn định hơn so với FPL Điều này là do tính thanh khoản của FPI và xu hướng đầu tư ngắn hạn. cấu trúc của FPI cho phép nhà đầu tư bán tài sản của họ dễ dàng và nhanh chóng hơn, điều này làm cho FPI thường được xem là thành phần “nóng” nhất và bất ổn nhất của dòng vốn nước ngoài.

2. Cách phân biệt đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI)

Tiêu chí FDI FPI
Khoản đầu tư FDI là khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài để thu lợi nhuận thông qua chính các doanh nghiệp ở quốc gia nhận đầu tư. FPI là khoản đầu tư cổ phần thụ động của một doanh nghiệp, thông qua tài sản tài chính.
Vai trò của nhà đầu tư Các nhà đầu tư FDI đóng một vai trò tích cực trong việc quản lý công ti được đầu tư. Các nhà đầu tư FPI đóng một vai trò thụ động trong công ti nước ngoài.
Mức độ kiểm soát của nhà đầu tư Khi các nhà đầu tư FDI đạt được cả quyền sở hữu và quyền quản lý thông qua đầu tư, mức độ kiểm soát tương đối cao. Đối với FPI, mức độ kiểm soát ít hơn khi các nhà đầu tư chỉ có quyền sở hữu.
Thời gian đầu tư Dài hạn. Ngắn hạn.
Hiệu quả quản lý dự án của nhà đầu tư Các dự án FDI được quản lý với hiệu quả cao. Các dự án FPI được quản lý kém hiệu quả hơn.
Đầu tư thông qua Tài sản thực. Các nhà đầu tư FDI đầu tư vào tài sản tài chính và phi tài chính như tài nguyên, bí quyết lõ thuật cùng với chứng khoán. Chỉ đầu tư vào tài sản tài chính.
Nhập cảnh đầu tư và chấm dứt đầu tư Các nhà đầu tư FDI không dễ dàng trong việc bán cổ phần của mình bởi bao gồm cả tài sản phi tài chính. Các nhà đầu tư FPI có thể lưu chuyển tài sản tài chính tương đối dễ dàng.
Kết quả Chuyển giao tiền, công nghệ và các nguồn lực khác. Chuyển giao vốn.

3. Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài

– Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu

Đây là hình thức đầu tư trong đó chủ đầú tư nước ngoài đầu tư bằng cách mua cổ phiếu của các công ti, các tổ chức phát hành của một nước khác ở mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận mà các chủ đầu tư không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành cổ phiếu.

Hình thức FPI qua cổ phiếu mang những đặc điểm sau:

+ Người bỏ vốn và người quản lý vốn không phải là một chủ thể, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau.

+ Bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong kinh doanh.

+ Tùy theo từng nước, số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài được mua bị khống chế ở mức độ nhất định.

+ Phạm vi đầu tư có giới hạn vì chủ đầu tư nước ngoài thường chỉ đầu tư vào những doanh nghiệp làm ăn có triển vọng.

+ Chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận qua thu nhập của cổ phiếu là khoản thu không cố định, tùy thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Họ sẽ được chia lời dưới hình thức cổ tức, được lợi khi mệnh giá cổ phiếu gia tăng bởi tích lũy nội bộ của công ti, được lợi khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng cao hon mệnh giá.

+ Cổ tức là lợi nhuận mà công ti cổ phần chia cho cổ đông theo cổ phần nắm giữ.

+ Hình thức này có ưu điểm là khi doanh nghiệp gặp rủi ro thì các chủ đầu tư nước ngoài ít bị thiệt hại vì vốn đầu tư được phân tán trong số đông những người mua cổ phiếu. Tuy vậy, hình thức này lại hạn chế khả năng thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ của chủ đầu tư nước ngoài vì có sự khống chế mức độ góp vốn tối đa, hiệu quả sử dụng vốn thường thấp.

– Đầu tư gián tiếp nước ngoài qua trái phiếu

FPI qua trái phiếu là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tiền tệ ra mua trái phiếu để kiếm lời.

Khác với cổ phiếu thể hiện sự rủi ro và may mắn của việc góp phần sở hữu một công ti, trái phiếu đơn giản là một chứng chỉ vay nợ nói rằng: người vay đồng ý trả cho người giữ trái phiếu một khoản tiền nhất định tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Các tổ chức lớn như các Chính phủ và các tập đoàn là những người vay lớn nhất trong các thị trường ữái phiếu quốc tế. Thay vì dựa vào một ngân hàng nào đó để vay tiền, họ sẽ phát hành các trái phiếu nhằm tăng quỹ tiền qua các đợt phát hành chứng khoán lớn để bán cho ngân hàng và các nhà đầu tư khác ữên toàn thế giới.

Một trái phiếu là một giấy cam kết nợ, tạo cho người giữ nó quyền nhận một số tiền tại một thời điểm, người vay hay người phát hành trái phiếu phải trả lại số tiền ban đầu đã vay, số tiền này được gọi là vốn gốc, phải trả lãi suất định kì để thưởng cho người mua trái phiếu để đầu tư.

Đầu tư qua trái phiếu an toàn hơn qua cổ phiếu, vì những lý do sau:

+ Dù làm ăn thua lỗ công ti vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm như cổ phiếu.

+ Giả sử một công ti bị phá sản, phải trả tiền cho các trái chủ và cổ đông thì trái chủ sẽ được trả đầu tiên (nhưng nếu công ti có lợi nhuận cao, công ti có thể chia thêm cổ tức cho người có cổ phần, thì trái chủ vẫn chỉ được hưởng như mức đã định mà thôi).

+ Nhìn chung, đầu tư vào trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu của chính phủ được xem như khoản đầu tư tương đối an toàn. Một chính phủ, trong trường hợp tồi tệ nhất, cũng có thể trả hết số trái phiếu đã phát hành thông qua đồng tiền quốc gia bằng một cách đơn giản là in thêm tiền.

+ Trái phiếu có loại được miễn thuế thu nhập (trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương). Đối với những người có thu nhập cao sẽ có lợi khi mua loại trái phiếu này.

+ Nhưng đầu tư qua trái phiếu cũng có những điểm bất lợi hơn đầu tư qua cổ phiếu, rất ít công ti có chương trình tái đầu tư tiền lãi trái phiếu, trong khi nhiều công ti có chương trình tái đầu tư cổ tức.

–     Đầu tư qua hoạt động của các quỹ đầu tư

Đây cũng là một trong những hình thức đầu tư gián tiếp mà nhiều nhà đàu tư quốc tế lựa chọn khi đầu tư gián tiếp bên cạnh đầu tư qua cổ phiếu và trái phiếu.

 

4. Tác động của FPI

–  Tích cực:

+ Quốc gia sở tại được chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư và chủ động trong việc sử dụng vốn.

+ Vốn đầu tư được phân tán trong vô số những người mua cổ phiếu, trái phiếu và đưa đến các địa chỉ khác nhau. Và do vậy, chủ đầu tư có thể phân tán được rủi ro trong kinh doanh.

+ Phần lớn là các khoản vốn ưu đãi và viện trợ, nên thời gian sử dụng dài, lãi suất rất thấp, khối lượng vốn lớn nên thường được sử dụng đầu tư vào các công trình cần nhiều vốn, thời gian hoàn vốn dài, lãi suất thấp như xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng… để tạo điều kiện và môi trường nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp.

– Tiêu cực:

+ Hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì tỉ lệ góp vốn bị hạn chế. Nhược điểm này được khắc phục cùng với xu hướng tự do hóa đầu tư.

+ Hiệu quả sử dụng vốn thường không cao, do các nước tiếp nhận thường là các nước kém phát triển, kinh nghiệm và trình độ sử dụng vốn đầu tư còn hạn chế.

+ Dù là vốn ưu đãi nhưng vẫn phải trả, nên dễ dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài quá lớn, thậm chí có nước không có khả năng trả nợ. Hiện nay, nợ nước ngoài của các nước đang phát triển là rất lớn. Món nợ “khổng lồ” này đang lớn dần lên do “lãi mẹ đẻ lãi con”, hơn nữa các nước này còn phải tiếp tục vay thêm để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội trong nước.

+ Đầu tư gián tiếp hạn chế khả năng tiếp thu kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý, kĩ năng kinh doanh tiên tiến từ các chủ đầu tư nước ngoài. Các quốc gia sở tại dễ bị các chủ nợ trói buộc vào vòng ảnh hưởng chính trị của họ, bởi lẽ đầu tư gián tiếp thường đi kèm với các điều kiện ràng buộc khá chặt chẽ.

 

5. Vai trò của FPI

Thông thường, FPI là hình thức đầu tư quốc tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp một số vốn tối đa nào đó dưới hình thức mua chứng khoán để thu lợi nhuận nhung không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. FPI là hoạt động đầu tư chủ yếu thông qua thị trường tài chính. Mặc dù vậy, ranh giới hiện nay của vốn FPI cũng đã có nhiều thay đổi do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, các nhà đầu tư vốn gián tiếp nước ngoài có thể tham gia vào quản trị, điều hành công ti, hỗ trợ tiếp cận công nghệ, tiếp cận thị trường… trong hoạt động của các công ti, qua đó đã góp phần mang lại các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, FPI được đánh giá là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vai trò đó được thể hiện qua nhiều góc độ:

– Với doanh nghiệp nhận đầu tư:

Chủ doanh nghiệp sẽ coi đây là một nguồn lực tài chính hữu ích, chi phí huy động cạnh tranh nhưng vẫn giữ được quyền điều hành trong sản xuất kinh doanh. Tuy không có sự chuyển giao về công nghệ, kĩ năng quản trị, các doanh nghiệp vẫn có được cơ hội tiếp cận với các chuẩn mực về quản trị công ti, tăng cường công khai minh bạch, nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh… để tiếp tục thu hút nguồn vốn này.

– Với quốc gia nhận đầu tư:

+ Cùng với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, FPI là nguồn vốn góp phần quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế. Đây là nguồn tài chính cho các nền kinh tế đang thiếu vốn, bù đắp khoản thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tư và tiết kiệm; góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài ra, nguồn vốn này còn kích thích tiêu dùng, tăng thu nhập, qua đó nâng cao mức sống của xã hội thông qua các hoạt động đầu tư theo mức giá và lãi suất thị trường quốc tế.

+ Thị trường tài chính của quốc gia nhận đầu tư FPI sẽ nhận được lợi ích từ việc các thành phần tham gia nền kinh tế chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Các chuẩn mực quốc tế được áp dụng rộng rãi với các dịch vụ như dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường, từ đó dần hình thành nền văn hóa đầu tư hiện đại và hấp dẫn nguồn vốn nước ngoài. Năng lực quản lý nhà nước cũng được nâng cao do nhu cầu bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải có các công cụ giám sát thị trường theo hướng công khai, minh bạch, cũng như đặt ra yêu cầu về báo cáo tài chính đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.

+ Doanh nghiệp nhà nước nhờ có động lực từ dòng vốn FPI sẽ là một phần thúc đẩy chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

+ Đặc tính lưu chuyển nhanh của vốn FPI tạo ra cơ hội gia tăng dòng vốn một cách nhanh chóng, tạo thành nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của tư nhân, bù đắp cho sự thiếu hụt vốn dài hạn mà hệ thống ngân hàng chưa thể đáp ứng.

Tại Việt Nam, cùng với dòng chảy thành công về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khoảng 5 năm trở lại đây đã tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, từ đó góp sức chung với nguồn lực nội tại, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế đất nước… Thống kê của ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 7/2018, tổng vốn gián tiếp vào ròng đạt 6 tỉ USD, cao gấp 4 lần tổng vốn gián tiếp vào ròng giai đoạn 2010 – 2014 (đạt 1,6 tỉ USD). Cũng tính đến tháng 7/2018, giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc nằm trong top 10 quốc gia có giá trị danh mục đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Số lượng nhà đầu tư đến từ các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng mạnh với mức khoảng 22% so với trước thời điểm xúc tiến đầu tư. Giá trị danh mục của nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc tăng gần gấp 2 lần và giá trị danh mục của nhà đầu tư Mỹ tăng khoảng 3 lần so với trước khi xúc tiến đầu tư. Tổng số quỹ đầu tư nước ngoài đã được Trung tâm Lưu kí Chứng khoán cấp mã số giao dịch chứng khoán cũng có sự tăng trưởng đột phá. Tính đến tháng 6/2018 đã có 1.829 quỹ đầu tư, với tổng giá trị danh mục đạt hơn 11 tỉ USD (chiếm hơn 30% tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài). Sự hiện diện của các quỹ đầu tư nước ngoài góp phần đa dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư trên TTCK, theo hướng phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, từ đó giảm thiểu những bất ổn của thị trường do ảnh hưởng tâm lý đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Chỉ tính riêng năm 2017 đã cho thấy, Việt>Nam ghi nhận lượng vốn đầu tư nước ngoài vào ròng ở mức lớn chưa từng thấy trong lịch sử TTCK Việt Nam với mức mua ròng 47.864 tỉ đồng (gấp 8 lần so với giá trị mua ròng trong năm 2016). Giá trị vốn đàu tư gián tiếp vào ròng năm 2017 đạt hơn 2,9 tỉ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2016 và mặc dù có nhiều biến động nhưng kết thúc năm 2018, nguồn vốn này vẫn thặng dư ở con số khoảng 2,8 tỉ USD.

Tính đến hết tháng 10/2019, có 7.509 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 10,8 tỉ USD, tăng 70,5% so với cùng kì năm 2018 và vượt giá trị của cả năm 2018.

(sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)

Related Posts

Leave a Reply