Bạn đang muốn bắt đầu kinh doanh với một loại hình doanh nghiệp nào đó? Bạn muốn rằng không hạn chế số lượng thành viên; Chế độ trách nhiệm của công ty là trách nhiệm hữu hạn, linh động trong việc huy động thêm vốn kinh doanh từ nguồn bên ngoài? Đó chính là những đặc điểm nổi bật của loại hình CÔNG TY CỔ PHẦN. Nếu bạn đang có ý định thành lập loại hình công ty này, hãy đến với chúng tôi. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về thành lập doanh nghiệp trọn gói, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn tất cả các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp.
Công ty cổ phần là gì?
Điều 110, Chương V, Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2014 đã định nghĩa rõ loại hình này.
Các loại cổ phần
Theo điều 113 Luật Doanh nghiệp, hiện nay có các loại cổ phần sau:
– Cổ phần phổ thông
– Cổ phần ưu đãi (trong cổ phần ưu đãi có 3 loại cổ phần nhỏ là: biểu quyết; cổ tức; hoàn lại)
Ưu nhược điểm của công ty cổ phần
* Về ưu điểm
– Không hạn chế số lượng thành viên (số lượng cổ đông) tối đa.
– Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi (tỷ lệ) vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
– Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
* Về nhược điểm
– Phải có ít nhất 3 thành viên;
– Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần khó khăn và phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích, dễ nảy sinh tranh giành và mâu thuẫn về quyền lợi.
Quy định, điều kiện thành lập công ty cổ phần
a, Thủ tục cần chuẩn bị
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký) (theo mẫu)
– Dự thảo điều lệ công ty (phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập)
– Danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu)
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của tất cả cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (chứng thực)
- Nếu cổ đông sáng lập là tổ chức:
+ Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).
+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 4.1 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng..
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề
– Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
– Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
Lưu ý: Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
b, Trình tự thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần:
– Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định
– Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
+ Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
+ Nộp hồ sơ tại quầy, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.
+ Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
– Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp:
+ Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ chưa hợp lệ)
+ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu hồ sơ hợp lệ)
- Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần)
c, Cách thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần:
– Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
– Đăng ký thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn
Một số lưu ý trong thủ tục thành lập công ty cổ phần
– Sử dụng mẫu hồ sơ theo đúng quy định
– Tên công ty không được trùng lặp với các công ty đã thành lập trước đó hoặc có yếu tố gây nhầm lẫn. Quý khách hàng khi lựa chọn tên công ty phù hợp cần phải tiến hành tra cứu trước khi điền thông tin vào hồ sơ.
– Trụ sở đăng ký thành lập công ty cổ phần phải có quyền sử dụng hợp pháp (chủ sở hữu hoặc thuê)
– Xác định chính xác ngành nghề kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam
– Cung cấp thông tin chính xác thông tin cổ đông.