THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Hiện nay theo quy định của Luật đầu tư năm 2014, Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư cùng các

văn bản hướng dẫn thi hành khác, Nhà đầu tư có hai hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

+ Đầu tư trực tiếp: Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

+ Đầu tư gián tiếp: Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam sau đó thực hiện xin chấp thuận mua vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty Việt Nam này.

Hai hình thức này đều được tiến hành tại Phòng đăng ký kinh doanh và Phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố, tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Bằng kinh nghiệm tư vấn đầu tư của mình, Luật Gia Nghiêm nhận thấy hình thức đầu tư trực tiếp có thời gian tiến hành thủ tục nhanh hơn Đầu tư gián tiếp nhưng đối với những doanh nghiệp nào muốn có tư cách pháp nhân kèm con dấu công ty sớm hơn để ký kết các hợp đồng thì nên thực hiện đầu tư gián tiếp.

DỊCH VỤ KEYPOINT CUNG CẤP

             Sau khi đưa ra các nhận định pháp lý đối với hồ sơ của Khách hàng, Keypoint sẽ nêu các nhận định về mặt pháp lý đối với việc mà Nhà đầu tư đang mong muốn thực hiện.  Kiến nghị các giải pháp để Nhà đầu tư tiến hành các thủ tục pháp lý một cách an toàn nhất và hiệu quả nhất.

1.Chuẩn bị hồ sơ

–                      Keypoint tiến hành soạn thảo và hoàn thiện các tài liệu cần thiết cho các thủ tục pháp lý của khách hàng phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở các thông tin do Khách hàng cung cấp.

2. Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

–                      Thay mặt Khách hàng nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

–                      Thay mặt  Khách hàng liên hệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo dõi quá trình đánh giá hồ sơ của những cơ quan này;

–                      Hỗ trợ Khách hàng trong việc giải trình, sửa  đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

–                      Nhận kết quả thủ tục pháp lý từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao cho Khách hàng;

CÁC YÊU CẦU VỀ TÀI LIỆU KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP

1. Tài liệu cần chuẩn bị tại nước ngoài:

+          Hộ chiếu nhà đầu tư cá nhân;

+          Xác nhận số dư tài khoản tại ngân hàng của Nhà đầu tư;

Lưu ý: Các tài liệu trên phải được công chứng, chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự đầy đủ.

2. Tài liệu cần chuẩn bị tại Việt Nam:

+          Hợp đồng thuê nhà xưởng (Bản gốc);

+          Giấy chứng nhận đầu tư (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư) kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê nhà xưởng (Bản sao);

+          Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê nhà xưởng (Bản sao);

+          Bản vẽ sơ đồ nêu rõ phần diện tích nhà xưởng làm địa điểm đầu tư (có xác nhận của bên cho thuê nhà xưởng);

+          Tra các mã HS code mặt hàng và công ty muốn thực hiện quyền nhập khẩu, xuất khẩu phân phối tại Việt Nam.

Lưu ý:Nhà đầu tư lựa chọn thuê các nhà xưởng nằm trên diện tích đất đã được bên cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho Nhà nước.

MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Thứ nhất, đối với mục tiêu dự án (Ngành nghề kinh doanh) phân phối bán buôn, bán lẻ: Mục phân phối bán buôn thì có thể hoạt động bình thường, nhưng để được hoạt động mục tiêu phân phối bán lẻ thì phải xin giấy phép phân phối do Bộ Công Thương cấp.

Thứ hai, sau khi hoàn tất việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cần mở tài khoản vốn. Sau đó, nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản vốn của công ty tương ứng với số vốn góp của mình.

Thứ ba, đối với loại hình công ty cổ phần, sau khi thực hiện bước chuyển nhượng cho cổ đông mới thì cổ đông chuyển nhượng cần phải làm thủ tục nộp tờ khai thu nhập cá nhân và nộp thuế thu nhập cá nhân (0,1% giá trị chuyển nhượng) đến cơ quan thuế quản lý.

Related Posts

Leave a Reply