THỦ TỤC CÔNG BỐ SẢN PHẨM DẦU DỪA

Dầu dừa là một loại dầu thực vật chiết xuất từ cơm dừa. Không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn như chiên, xào, dầu dừa còn có tác dụng rất lớn trong việc làm đẹp như dưỡng da, chăm sóc tóc, giảm cân hay tẩy trắng răng miệng. Dầu dừa còn góp phần làm cân bằng lượng đường trong máu, kháng khuẩn, chống viêm, chống ung thư, hỗ trợ hấp thụ vitamin và khoáng chất.

Công bố sản phẩm dầu dừa là thủ tục đầu tiên khi Doanh nghiệp, nhà đầu tư muốn đưa sản phẩm này lưu hành tại thị trường trong nước và để đảm bảo độ tin cậy đối với người tiêu dùng.

1.Căn cứ pháp lý:

  • Luật ATTP số 55/2010/QH12: Quy trình về luật An toàn thực phẩm.
  • Nghị định số 15/2018/NĐ – CP: Quy định chi tiết về việc thi hành một số điều luật An toàn thực phẩm

2. Hồ sơ, giấy tờ công bố sản phẩm dầu dừa:

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan, một bộ hồ sơ để tự công bố sản phẩm dầu dừa khi gửi lên cơ quan nhà nước cần có những loại giấy tờ như sau:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu 1 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
  • Bản kê khai thông tin chi tiết sản phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng với đủ tất cả chỉ tiêu theo quy định
  • Mẫu sản phẩm
  • Mẫu nhãn sản phẩm, nhãn phụ sản phẩm, nội dung in trên nhãn
  • Kế hoạch giám sát định kỳ cho sản phẩm
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (nếu là sản phẩm nhập khẩu)
  • Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có)
  • Bản dịch sang tiếng Việt từ các loại giấy tờ có tiếng nước ngoài

3. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
  • Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
  • Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

4. Quy trình thực hiện công bố sản phẩm tại KEYPOINT:

Trong quá trình thực hiện việc việc công bố sản phẩm tự công bố, KEYPOINT sẽ cung cấp những dịch vụ sau đây:

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến tự công bố sản phẩm trước khi tiến hành dịch vụ;
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết cho việc tự công bố sản phẩm;
  • Soạn thảo tất cả các tài liệu cần thiết cho việc tự công bố sản phẩm;
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ;
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh sau khi hoàn thành công việc;

KEYPOINT với đội ngũ chuyên viên tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm trong việc công bố sản phẩm sẽ luôn hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình với quý khách hàng để đưa tới kết quả tốt nhất.

Related Posts

Leave a Reply