Luật KeyPoint xin hướng dẫn quý khách hàng làm thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (Điều 79, Điều 80, Điều 88, khoản 7 Điều 93, Điều 108, Điều 110, Điều 139, khoản 1 Điều 142);
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi số 36/2009/QH12 (khoản 15 Điều 1);
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN (Mục 1 Chương 1 Các Khoản 7, 12, 13 và 14 Mục 1 Chương I, Khoản 3 và 4 Mục 1 Chương I, Mục 6 Chương I);
- Thông tư 13/2010/TT-BKHCN (Khoản 5 Điều 2);
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP (Điều 8).
Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như sau:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số: 05-CDĐL Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Bản mô tả tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm;
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp thông qua Luật KeyPoint);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Các bước tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm:
Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo cho người nộp hồ sơ và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo, người nộp hồ sơ phải sửa chữa thiếu sót đó.
Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 4: Công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Thủ tục này nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của chỉ dẫn địa lý nêu trong đơn. Thời hạn thẩm định nội dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Trường hợp đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ của Luật KeyPoint về thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Tư vấn pháp luật về thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật KeyPoint để được tư vấn!